Giao dịch dân sự bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép có bị vô hiệu không?

Giao dịch dân sự bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép có bị vô hiệu không?

Tại địa chỉ hòm thư email: luathungdong@gmail.com chúng tôi có nhận được câu hỏi của một bạn sinh viên, muốn Luật sư tư vấn giúp về vấn đề Giao dịch dân sự bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Vậy, để trả lời về vấn đề này, Luật Hừng Đông xin chia sẻ như sau: 

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép được quy định tại Điều 127 BLDS 2015

  • Giao dịch dân sự là gì?

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Một trong những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;  Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Vậy thế nào là lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự?

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

  • Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân theo quy định của pháp luật

  • Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự là vô hiệu

- Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Tức là giao dịch bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép sẽ chỉ vô hiệu nếu có tuyên bố của Tòa án tuyên rằng giao dịch đó là vô hiệu.

- Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch này là vô hiệu là 02 năm kể từ thời điểm người bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị lừa dối hoặc người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép. Nếu như hết thời hạn 02 năm mà không có yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch là vô hiệu thì giao dịch dân sự sẽ có hiệu lực.

 Để tránh bị rủi ro pháp lý trong việc xác lập hợp đồng, chúng ra phải tìm hiểu thật kỹ thông tin của của các bên giao dịch để chắc chắn việc giao dịch này là hoàn toàn hợp pháp, không có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi tham gia giao dịch. Ngoài ra, việc nhờ những chuyên gia, những người có kinh nghiệm pháp lý tư vấn, hỗ trợ trong việc xác lập hợp đồng là cách để giảm thiểu rủi ro pháp lý khi tham gia giao kết hợp đồng.

Để được tư vấn, hỗ trợ pháp lý Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 024.35353005 hoặc đến trực tiếp văn phòng công ty theo địa chỉ: Phòng 304, nhà B khách sạn Thể thao, số 15 Lê Văn Thiêm, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội (liên hệ trước để được sắp xếp lịch hẹn tư vấn)

Xin chân thành cảm ơn!

 

ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

Hình thành và phát triển với mục tiêu xây dựng một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý toàn diện uy tín, là đối tác tin cậy của khác hàng trong và ngoài nước

024.35353005