Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là một trong những trường hợp giao dịch bị tuyên vô hiệu theo quy định pháp luật, điều này gây ra những hậu quả pháp lý bất lợi. Bài viết hôm nay, Luật Hừng Đông xin chia sẻ với bạn đọc như sau:

  1. Thế nào là giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

  1. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

- Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

+ Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể;

+ Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản;

+ Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó;

  1. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Theo Điều 124 BLDS 2015 thì

- Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

- Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Trong xác lập giao dịch, các bên đều mong muốn tạo ra giao dịch giả tạo. Nếu chỉ có một bên mong muốn tạo ra giao dịch giả tạo, trong khi bên khác không cố ý thì có thể rơi vào trường hợp giao dịch vô hiệu do nhần lẫn hoặc bị lừa dối

Trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba thì người thứ ba có thể là bên thứ 3 hoặc nhà nước. Các bên có thể xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ dân sự với bên thứ ba hoặc trốn tránh nghĩa vụ thuế, hành chính với nhà nước

  1. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả..

 - Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

-  Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

* Đối với giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

  1. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

- Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.

- Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

- Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

 Với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực pháp lý, Công ty Luật Hừng Đông tự hào là một trong những công ty luật uy tín số 1 Việt Nam. Sự hài lòng của các bạn luôn là niềm vui đối với Luật sư chúng tôi. Rất mong được hợp tác, hỗ trợ cùng Quý khách hàng. Để được hỗ trợ pháp lý xin vui lòng liên hệ qua hotline 024.35353005 hoặc email: luathungdong@gmail.com

Xin chân thành cảm ơn!

ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

Hình thành và phát triển với mục tiêu xây dựng một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý toàn diện uy tín, là đối tác tin cậy của khác hàng trong và ngoài nước

024.35353005