Phân biệt Cầm cố và Thế chấp

Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, được dùng phổ biến trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều người nhầm lẫn trong cách dùng hai thuật ngữ pháp lý này. Bài viết hôm nay, Luật Hừng Đông sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn đúng đắn về hai vấn đề này.

  1. Khái niệm

Cầm cố tài sản: Được quy định tại Điều 309 BLDS 2015

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Thế chấp tài sản: Được quy định tại Điều 317 BLDS 2015

Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Về bản chất cầm cố là hình thức bắt buộc có sự chuyển giao tài sản (chuyển giao dưới dạng vật chất), còn thế chấp không có sự chuyển giao tài sản mà chỉ chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp (chuyển giao dưới dạng giấy tờ).

  1. Về đối tượng

Cầm cố tài sản: Thường là động sản, bất động sản nếu pháp luật có quy định, các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu,.. Tài sản cầm cố phải là tài sản hiện tại có thể cầm, nắm và sử dụng, định đoạt,..

Thế chấp tài sản: Thường là động sản, bất động sản, tài sản được hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê cũng như hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản,tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng có thể được thế chấp...

  1. Thời điểm có hiệu lực

Cầm cố tài sản và Thế chấp tài sản đều có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

  1. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba

Cầm cố tài sản: Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Thế chấp tài sản: Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

  1. Quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm khi thực hiện cầm cố và thế chấp:

Theo quy định Bộ luật Dân sự 2015, bên nhận cầm cố được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.; phải bảo quản tài sản cho bên cầm cố. Do bên cầm cố được nắm giữ, sử dụng trực tiếp nên rủi ro thấp hơn.

Ngược lại, bên nhận thế chấp tuy không được hưởng lợi tức, hoa lợi từ tài sản thế chấp nhưng cũng không phải lo bảo quản tài sản cho bên thế chấp. Tuy nhiên, dù có quyền kiểm tra tài sản nhưng do không nắm giữ trực tiếp tài sản nên thế chấp chịu rủi ro cao hơn trong trường hợp giấy tờ giả, tài sản bị thay đổi trong thời gian thế chấp,…

      Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Công ty Luật Hừng Đông giúp bạn đọc phân biệt được rõ hơn về Cầm cố tài sản và Thế chấp tài sản. Mọi nhu cầu trợ giúp pháp lý xin liên hệ với chúng tôi qua hotline 024.35353005 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

      Xin chân thành cảm ơn!

 

ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

Hình thành và phát triển với mục tiêu xây dựng một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý toàn diện uy tín, là đối tác tin cậy của khác hàng trong và ngoài nước

024.35353005