Hôn nhân là đích đến của các cặp đôi yêu nhau. Tuy nhiên, theo các thống kê hiện nay về cuộc sống hôn nhân thì tỷ lệ ly hôn tại Việt Nam ngày càng tăng. Một trong số nguyên nhân đó cũng chính do hai bên bất đồng quan điểm, do bạo lực gia đình, do ngoại tình, do không có sự tôn trọng chia sẻ…và rất nhiều lý do khác khi hai bên chung sống vợ chồng với nhau. Nếu hai bên cùng thống nhất, thỏa thuận được mọi vấn đề liên quan đển ly hôn thì thủ tục ly hôn sẽ đơn giản và đỡ mất thời gian hơn rất nhiều so với đơn phương ly hôn.
Vậy, thuận tình ly hôn là gì? Thủ tục như thế nào… sẽ được Luật Hừng Đông chúng tôi giải đáp trong bài viết này
Để được Tòa án công nhận thuận tình ly hôn thì:
+ Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;
+ Đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con
Nếu không thỏa thuận được hoặc tuy có thỏa thuận, nhưng không bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con, thì Tòa án sẽ quyết định giải quyết việc ly hôn.
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Vợ và chồng phải cùng điểm chỉ hoặc kí tên vào đơn yêu cầu
Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ chứng minh thỏa thuận về thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là có căn cứ và hợp pháp.
- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
- Bản sao có chứng thực chứng minh thư/thẻ căn cước của vợ và chồng.
- Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con (nếu có)
- Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu.
* Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng.
- Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
- Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
- Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.
- Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
+ Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
+ Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo,Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
- Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án
* Về mức án phí sơ thẩm: Cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người có nghĩa vụ chịu lệ phí thì mỗi người phải chịu một nửa lệ phí.
Để được tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 024.35353005 hoặc qua email: luathungdong@gmail.com
Rất vui được hợp tác!
Xin trân trọng cảm ơn!
Hình thành và phát triển với mục tiêu xây dựng một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý toàn diện uy tín, là đối tác tin cậy của khác hàng trong và ngoài nước
024.35353005